Đề thi tâm lý học đại cương có lời giải (đề mở tự luận)

Bộ đề thi tâm lý học đại cương có lời giải – File PDF

TẢI VỀ TÀI LIỆU NGAY


ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG (năm 2014). Đề thi số 01 có 3 câu hỏi và đề thi số 02 có 4 câu hỏi.
NỘI DUNG ĐỀ THI:
Câu 1: (4,0 điểm)
Tại sao nói: “Tâm lý mang bản chất xã hội” (giải thích và cho ví dụ)?
Câu 2: (4,0 điểm)
Giao tiếp có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách
cá nhân? Cho ví dụ?
Câu 3: (2,0 điểm)
Tư duy là gì? Muốn phát triển tu duy thì cần phải làm gì?
—————-HẾT—————

Đáp án
1. Tâm lý mang bản chất xã hội, vì:
* Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào người thông qua hoạt
động của mỗi người trong đó hoạt động xã hội là chủ yếu.
– Hiện thực khách quan là những gì tồn t
Mã đề: 01TLĐC/ĐH/2014 Trang 3
* Tâm lý của mỗi người hình thành phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển
của lịch sử cá nhân lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự
chế ước bởi lịch của cá nhân và cộng đồng.
(Cho ví dụ)
1,0đ
2. Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách
cá nhân:
* Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.
– Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người
khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành
bệnh hoạn.
– Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một
cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
– Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng,
tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm… của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể
giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
– Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.
(Sinh viên cho ví dụ đúng)
* Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.
– Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thõa mãn những
nhu cầu của bản thân.
– Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với
con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người
– Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người
phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
– Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và
quy định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một
quy định cụ thể, khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không
có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ
thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc sống.

– Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với
nhau. Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan
trọng của con người là tiếng nói và ngôn ngữ.
– Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối
tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh
doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.
– Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc
cùng nhau.
(Sinh viên cho ví dụ đúng)
* Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội
nền văn hóa xã hội, Đạo Đức, chuẩn mực xã hội.
– Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình
cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích
cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
– Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử
biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình
thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển
của xã hội.
– Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người
thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.
– Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một
xã hội tiến bộ, con người tiến bộ.
– Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm
những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng
cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
– Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng,
tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân
loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn

* Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
– Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên
cơ sở nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở
người khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ
sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng
cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau.
– Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
– Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục
đích tự giác.
– Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện
mình.
– Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn,
những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã
hội.
– Khi một cá nhân đã tự ý thức đươc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận và so
sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở
điểm nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy nhũng mặt tích cực và hạn chế những
mặt yếu kém.
– Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã
hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát
huy hay không.
– Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử
chỉ và hành động của nuôi bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành
động của con vật mà đã nuôi bản thân con người đó.
(Sinh viên cho ví dụ đúng)

3. * Khái niệm:
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó ta chưa biết.
0,5đ

* Để phát triển tư duy cần phải:
– Phải xem trọng việc phát triển tư duy. Vì nếu không có khả năng tư duy thì
không thể học tập không hiểu biết, không cải tạo được tự nhiên,xã hội và rèn
luyện bản thân.
– Phải đặt cá nhân vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của bản
thân, độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề.
– Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt,
chính xác.
– Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát.
– Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy
cảm, năng lực trí nhớ nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận
thức một cách lý tính, có khoa học.
– Phải trau dồi vốn ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện của tư duy và thông
qua đó mới biểu đạt tư duy của bản thân cũng như lĩnh hội tư duy của người
khác.
– Tích cực trong nhiều hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp.
– Cần tránh những sai sót trong tư duy. Những sai sót trong tư duy là những sai
sót thuộc về kết quả tư duy (phán đoán, suy lý không chính xác, sự hiểu biết
khái niệm không đầy đủ) hoặc về hình thức thao tác của tư duy (không biết tư
duy trừu tượng, sai sót trong phân tích, tổng hợp vấn đề, thiếu mềm dẻo…).
1,5đ
—————-HẾT—————

TẢI VỀ TÀI LIỆU NGAY

Bài viết mới nhất
Tất cả chuyên mục